Tin tức
» Tin tức Nhật Bản
Uống trà theo phong cách người Nghệ Tĩnh
Trà búp Huơng Sơn : Huyện Huơng Sơn - Hà Tĩnh là vùng núi có nhiều loại động thực vật quý hiếm của VN, chè xanh trồng ở vùng núi này cũng là loại chè ngon nhất vùng Nghệ Tĩnh. Người ta hái nõn chè non lúc 8h sáng, lúc vừa hết suơng, đem về vò nhẹ tay cho lá hơi dầm dập, rồi cho vào một cái chảo bằng gang, đốt than lên và sao khô liền tay ngay trên bếp (vì phải đảo liên tay nên loại trà này còn được gọi là "trà sao suốt") với nhiệt độ vừa phải ngay khi vừa mới hái về, thành phẩm yêu cầu phải xoăn lại và có lớp mốc trắng bên ngoài gọi là trà mốc cau, phải như vậy trà khi pha mới xanh, thơm và ngọt.
Nuớc pha trà :
Nguời Huế pha trà với những giọt suơng trên lá sen, còn người Nghệ tĩnh phà trà với :
Nuớc rỉ ở khe suối : Là nuớc khe suối thiên nhiên của vùng Huơng Sơn người ta lấy ở đoạn đầu nguồn, nơi mà vách núi rêu rỉ ra từng giọt nước, không phải nuớc suối khoáng đóng chai;
Nuớc trời mưa : Nhân dân vùng quê Nghệ Tĩnh hầu như nhà nào cụng có một cái cươi (sân) bằng xi măng, vài cái bể chứa nước bằng sành (sau này nhân dân dúc bắng xi măng) để dự trữ nuớc mưa, khi trời sắp mưa giông, bà con rửa cươi thật sạch để hứng nuớc mưa, sau đó múc vô bể để dành sử dụng dần.
Huơng trà :
Người nghiện trà thuờng không pha trộn loại huơng thơm nào vào trong trà, gọi là trà đen, trà mộc, hoặc trà mạn, trà mốc cau, trà sao suốt;
Nguời có tâm hồn văn chuơng thi sĩ, đôi lúc thích uống trà với huơng sen, huơng lài, (hoa sen, hoa lài thuờng hé nở từ 8h tối, ấy là lúc huơng tỏa thơm nhất, hoa sen thì hái lấy nhuỵ hoa, hoa lài thì hái nguyên bông, đem bỏ vào trong hộp trà đậy kín, đến hôm sau đem dùng).
Nguời yếu đuờng ruột, hoặc về mùa đông có thể uống trà pha với 3 lát gừng hoặc thậm chí 3 lát quế chi.
Dụng cụ pha trà :
Ấm nấu nuớc : bằng đất hoặc bằng sành sứ, tráng men, không nên dùng ấm nhôm
Ấm pha trà : không nên rửa bên trong lòng ấm bằng xà phòng, nếu ấm lâu ngày không pha, có thể có múi mốc, bạn sử dụng một trái chanh tuơi vắt nuớc cốt vào để khử;
Bảo quản ấm pha trà : Nếu chủ nhân của ấm tra đi vắng vài tuần không dùng đến ấm một thời gian, thì bạn cần rửa sạch ấm úp lên đợi thật khô trong lòng ấm, cho một nắm trà và một túi nhỏ chất chống ẩm vào và lấy giấy báo bọc ấm lại rồi mới đem cất. Làm như thế sẽ khử được mùi lạ do lâu ngày ấm không sử dụng đến;
Chén uống trà : mùa hè dùng chén nhỏ và thấp miệng để khi uống không bị nóng quá, nguợc lại mùa đông ta dùng loại chén cao và lớn hơn một chút, khi uống trà, nguời uống đặt chén trà trong lòng bàn tay, hơi ấm từ chén nuớc sẽ truyền vào cơ thể từ lòng bàn tay của nguời uống trà.
Pha trà : Đây là khâu quan trọng để người uống trà do bạn pha có thể hưởng thụ được hết cái tinh túy, thơm ngon của trà, pha trà cần các bước sau : Trước hết bạn cho một chút trà nhỏ vào ấm, đổ nước nóng vào để chừng vài phút để tráng ấm, sau đó đổ thứ trà loãng đi ta có một chiếc ấm pha trà đảm bảo chất lương; Bước hai bạn cho trà vào ấm, đổ khoảng 1/3 bình nước, lắc nhẹ vài cái rồi rót đổ nước đó đi, gọi là rửa trà, động tác này phải làm nhanh khi trà chưa kịp thấm, nếu không, hương trà sẽ bị đổ đi theo nước rửa trà; Bước ba mới là chính thức bạn pha trà, nhiệt độ tốt nhất để pha trà là 85C, dung lượng nước rót vào chỉ khoảng 3/4 ấm; Sau khi rót nước vào ấm rồi, bạn để ấm trà vào trong một cái đĩa lớn và đội nước sôi làm nóng ngoài bình trà, đợi chừng 03 - 05 phút thì uống được;
Rót trà : "Rượu trên be, chè dưới ấm", việc rót trà không đơn giản, người sành uống trà thừa biết chén "trà dưới ấm" đậm đặc hơn, bởi thế khi rót trà bạn cần để ý xem có bao nhiêu người khách, thì rót bấy nhiêu chén, rót đều lần lượt từng ít vào chén, rồi quay vòng rót lượt lại. Không giống ngừoi Trung Quốc, người Việt Nam quan niệm rót trà mà có tiếng nước chảy ồ ồ là không thanh lịch, bởi vậy bạn không được giơ ấm qua cao, cố gắng không được để nước trà vương vãi ra ngoài. Bạn cần có trong tay một chiếc khăn nhỏ để lau đáy bình khi đã hoàn tất công việc rót trà.
Cách thuởng thức trà :
Trà đen không uớp huơng : Nâng bằng hai taychén trà nóng, nhấp từng ngụm nhỏ và chép miệng để vị ngọt - đắng của trà ngấm dần từ đầu luỡi vào cổ họng mà ngẫm sự đời ngọt đắng ra sao.
Trà uớp huơng thơm : Nhấp một ngụm trà rồi ngậm miệng laị, để trà chảy dần vào cổ họng, thở ra bằng mũi để hương sen, hương lài lan toả vào trong tâm hồn, ấy là lúc vẻ đẹp thanh khiết của "hoa - tuyết - nguyệt" làm cho lương tâm ta trong sáng trở laị, yêu đời, yêu nguời và chân tình với nhau hơn.
Món kèm khi uống trà :
Kẹo cu đơ (Nguời bắc ăn kẹo lạc khi uống trà, còn người Xứ Nghệ ăn kẹo cu đơ khi uống trà)
Bạn trà :
Uống trà không ồn ào như uống ruợu, nguời ta không uống với nhiều nguời.
Hai nguời : ấy là tri âm tri kỷ
Ba nguời : Là thế vững như kiềng ba chân khi uống trà để đàm đạo một vấn đề chi đó, nếu lỡ bất đồng ý kiến thì sẽ có hai nguời nghiêng về một phía ấy là phép thắng thua ngã ngũ trong tranh luận.
Bốn nguời : Người ta không uống trà với số luợng 4 nguời, theo quan niệm duy tâm của nguời xưa, "sinh - mệnh - lão - tử" chữ tử đồng âm với tứ (bốn), sợ sẽ xui xẻo cho một trong bốn nguời.
Năm người : là ngũ hành "Kim - thuỷ - thổ - mộc - hoả" - ấy là phép tương sinh và tuơng khắc trong vũ trụ.
Đặc điểm riêng của nguời Xứ Nghệ là khi uống trà, những nguời bạn trà sẽ đối đáp nhau bằng câu đối, thơ ca hò vè, luận Kiều, mà trong lòng nguời thuờng mang nặng tình thâm phụ mẫu, hiếu cha, ơn mẹ, công thầy, nước non xã tắc. Bởi vậy trong làn điệu của nguời Xứ Nghệ bao giờ cũng nặng chữ ân tình thuỷ chung và có chút gì khắc khoải với hình ảnh mẹ già, vợ thảo mà nghèo đói, nhọc nhằn nơi chốn quê.
Chén đầu tiên – ướt họng môi
Chén hai phá hết cô sầu quạnh hiu
Chén ba tẩy ruột khô nhiều
Chỉ còn văn tự năm nghìn quyển thôi
Chén tư rươm rướm mồ hôi
Trong đời những chuyện lôi thôi bất bình
Trong đời những chuyện đáng kinh
Cũng đều thoát hết ra đường chân lông
Chén năm hình thể sạch trong
Chén sáu thanh tịnh suốt thông cõi màu
Chén bảy uống chẳng đạng đâu
Bên tai gió nhẹ từ đâu thoảng về
Chúc mừng học viên có Visa
Lượt Truy cập : 574330
Trực tuyến : 27